Đương đại Lịch_sử_New_Zealand

Năm 1984, Chính phủ Công đảng đắc cử giữa khủng hoảng hiến pháp và kinh tế. Chính phủ Công đảng từ 1984-1990 đưa ra một chính sách lớn về tái cơ cấu kinh tế để giảm căn bản vai trò của chính phủ.[78] Các cải cách kinh tế do Bộ trưởng Tài chính Roger Douglas lãnh đạo, ông ban hành các cải cách tân tự do căn bản và thị trường tự do. Điều này liên quan đến việc loại bỏ nhiều ưu đãi và chướng ngại vốn từ lâu chia tách kinh tế New Zealand khỏi khuynh hướng thế giới. Nó liên quan đến thả nổi dollar New Zealand, cắt giảm chi tiêu chính phủ, giảm tối đa thuế và ban hành thuế tiêu thụ GST, và loại bỏ hầu hết tiền trợ cấp. Chính sách kinh tế Roger giống như các chính sách đương thời của Margaret Thatcher tại Anh và Ronald Reagan tại Hoa Kỳ.[79] Những người cánh tả chỉ trích mạnh mẽ chính sách kinh tế Roger, đặc biệt là từ Công đảng; Lange phá vỡ các chính sách của Roger Douglas vào năm 1987; hai người buộc phải từ chức và Công đảng lâm vào rối loạn.[80]

Những cách tân khác của Chính phủ Công đảng gồm công nhận nhiều hơn Hiệp định Waitangi thông qua Tòa án Địa ốc Waitangi, cải cách pháp luật đồng tính luyến ái, Đạo luật Hiến pháp 1986 và Tuyên ngôn Quyền lợi New Zealand. Chính phủ cũng cách mạng hóa chính sách đối ngoại của New Zealand, biến đảo quốc thành một khu vực phi hạt nhất và trên thực tế ra khỏi Liên minh ANZUS. Chính sách nhập cư được tự do hóa, cho phép một dòng người nhập cư đến từ châu Á.

Cử tri không hài lòng với tốc độ nhanh chóng và quy mô rộng rãi của các cải cách nên bầu ra một chính phủ Quốc gia vào năm 1990, dưới quyền Jim Bolger. Tuy nhiên, chính phủ mới tiếp tục các cải cách của chính phủ Công đảng trước đó. Bất mãn trước điều có vẻ là mô hình chính phủ thất bại trong việc phản ánh nguyện vọng của cử tri, người New Zealand vào năm 1992 và 1993 bỏ phiếu thay đổi hệ thống bầu cử sang tỷ lệ thành viên hỗn hợp (MMP), một hình thức đại diện tỷ lệ. Trong tổng tuyển cử MMP đầu tiên vào năm 1996, Đảng Quốc gia quay trở lại nắm quyền trong liên minh với Đảng New Zealand Trước tiên.

John KeyHelen Clark

Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991, chính sách đối ngoại của quốc gia càng chú trọng vào các vấn đề về tình trạng phi hạt nhân của mình và các vấn đề quân sự khác; New Zealand tự điều chỉnh sang chủ nghĩa tân tự do trong quan hệ mậu dịch quốc tế và tham dự trong các công việc nhân đạo, môi trường và các công việc quốc tế khác.[81][82]

Chính phủ Công đảng dưới quyền Helen Clark đắc cử vào năm 1999, duy trì hầu hết các cải cách kinh tế của các chính phủ tiền nhiệm, hạn chế can dự của chính phủ trong kinh tế nhiều hơn, trong khi đặt nhiều hơn vào một tầm quan trọng của chính sách xã hội và kết quả. Giả dụ, luật lao động được sửa đổi để cung cấp bảo hộ cho công nhân, và hệ thống vay nợ sinh viên được cải biến nhằm bãi bỏ tiền lãi cho sinh viên là cư dân New Zealand và những người đã tốt nghiệp. Chính phủ Công đảng của Helen Clark duy trì quyền lực trong chín năm trước khi bị Chính phủ Quốc gia dưới quyền John Key thay thế vào năm 2008.

New Zealand duy trì liên hết mạnh mẽ song phi chính thức với Anh, với nhiều thanh niên New Zealand đến Anh để trải nghiệm tại hải ngoại "OE" do sắp xếp thị thực lao động thuận lợi với Anh. Mặc dù chính sách nhập cư của New Zealand được tự do hóa trong thập niên 1980, người Anh vẫn là nhóm di dân lớn nhất đến New Zealand, một phần do các cải biến luật nhập cư gần đây mà theo đó ban đặc ân cho người thông thạo tiếng Anh. Nguyên thủ quốc gia của New Zealand vẫn là một cư dân Anh. Toàn quyền New Zealand thực hiện một vai trò tích cực hơn trong việc đại diện cho New Zealand tại hải ngoại, và quyền chống án từ Tòa án Phúc thẩm lên Ủy ban Tư pháp Xu mật viện Anh bị thay thế bằng Tòa án Tối cao New Zealand vào năm 2003. Tồn tại tranh luận công cộng về việc New Zealand có nên trở thành một quốc gia cộng hòa.

Chính sách đối ngoại về cơ bản là độc lập từ giữa thập niên 1980. Dưới quyền Thủ tướng Helen Clark, chính sách đối ngoại phản ánh các ưu tiên của chủ nghĩa quốc tế tự do. Bà nhấn mạnh việc xúc tiến dân chủ và nhân quyền; củng cố vai trò của Liên Hiệp Quốc; sự tiến bộ của chống quân phiệt và giải trừ quân bị; và xúc tiến mậu dịch tự do.[83] Bà phái quân đến tham gia Chiến tranh Afghanistan, không góp binh sĩ chiến đấu trong Chiến tranh Iraq song gửi một số đơn vị y tế và kỹ thuật.

John Key lãnh đạo Đảng Quốc gia giành chiến thắng trong tổng tuyển cử tháng 11 năm 2008[84] và tháng 11 năm 2011. Chính phủ John Key phải ứng phó với Đại suy thoái|suy thoái toàn cầu]] cuối thập niên 2000. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Chính phủ John Key tiến hành tăng thuế hàng hóa và tiêu thụ và giảm thuế cá nhân. Trong tháng 2 năm 2011, một trận động đất lớn xảy ra tại thành phố Christchurch, có tác động đáng kể đến kinh tế. Trong nhiệm kỳ thứ hai, Chính phủ John Key tuyên bố một chính sách tư hữu hóa một phần các tài sản quốc hữu. Trong đối ngoại, John Key tuyên bố rút các nhân viên quân sự New Zealand khỏi chiến tranh tại Afghanistan, ký kết Tuyên bố Wellington với Hoa Kỳ và thúc đẩy nhiều quốc gia gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.

Du lịch và nông nghiệp hiện là các ngành kinh tế chính đóng góp cho kinh tế New Zealand. Các nông sản truyền thống là thịt, bơ sữa và len được bổ sung bằng các sản phẩm khác như quả, rượu vang và gỗ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_New_Zealand http://www.heritageaustralia.com.au/articles/featu... http://www.foundingdocs.gov.au/resources/transcrip... http://southseas.nla.gov.au/journals/cook/17691007... http://www.nma.gov.au/cook/artefact.php?id=156 http://www.amazon.com/dp/1107402174/ http://www.art-newzealand.com/Issues31to40/william... http://books.google.com/?id=VkO0AAAAMAAJ&q=Zealand... http://books.google.com/books?id=CHEVAAAAYAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=Po42AQAAIAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=d3spp4c33xIC&pg=P...